Hướng nuôi tài khoản Amazon An toàn & Các lỗi suspend tài khoản cần tránh

Hôm trước có mấy ae muốn hỏi về làm cách nào để nuôi tài khoản an toàn, ít bị suspend. Bởi vì giờ tạo được cái tài khoản đã khó, phải kháng trầy trật bao nhiêu lần mới qua, ko có thì phải mua tài khoản khá đắt đỏ, bèo bèo cái acc ko sus cũng 9tr, acc qua bill thì 25tr bằng 1 con bò rồi 😢

Bởi vậy, mình muốn lập post này để chia sẻ 1 chút kinh nghiệm của mình khi nuôi tài khoản, giúp cho việc kinh doanh của mọi người được bền vững, đỡ béo anh Jeff, nếu mọi người có kinh nghiệm gì khác cũng mong mọi người có thể đóng góp thêm để cùng chia sẻ với mọi người tránh bị mất tiền.

Mình tạm chia ra 3 giai đoạn trong việc kinh doanh với Amazon, những việc nên làm, nên tránh cho từng giai đoạn như sau :


👉Giai đoạn 1 – Khởi đầu với Amazon :

  • Tạo tài khoản : Lỗi related

– Khi tạo tài khoản bán hàng với Amazon, mọi người cố gắng bảo mật thông tin cá nhân của mình, không sử dụng trùng lặp thông tin khi đăng ký bao gồm : PP/BLX/CMND – email – thẻ visa – SĐT – IP mạng và địa chỉ MAC máy tính. Tránh 1 trong số các thông tin kể trên được sử dụng 2 lần khi đăng ký tài khoản, lập tức tài khoản của bạn bị khóa vì lỗi related.
– Khi mua bán tài khoản hay thông tin giấy tờ để đăng ký cần tìm chỗ uy tín ko resell lại thông tin cho nhiều người, tốt nhất là mượn giấy tờ của ng thân, ace bạn bè mà đăng ký cho an toàn.

– Tuy nhiên, đôi lúc đen quá thì vẫn tạch nhé, vì sdt hay thông tin giấy tờ khi mua bị một bên dịch vụ nào đó sử dụng hoặc bị đối thủ chơi xấu sử dụng thông tin đó để đăng ký tài khoản mới dẫn tới related 😢

  • Nuôi tài khoản trên 1 máy riêng, VPS hoặc tài khoản phân quyền:

Account sẽ an toàn hơn khi bạn có thể đăng nhập nó trên 1 địa chỉ MAC và IP riêng biệt, nếu không bạn có thể thử bằng cách phân quyền cho 1 tài khoản phụ (nhân viên) bạn không cần set full quyền, nhất là các quyền thuộc dòng admin cho nó. Khi đó, bạn có thể vô tư vào 1 máy mới hay mạng mới để quản lý tài khoản của mình. Bởi lẽ, nhân viên ngồi đâu mình sao quản được.
Ngoài ra, khi sang 1 máy mới, bạn nên đăng nhập người dùng trước, sau đó mới đăng nhập tài khoản Amazon để những cookie token sẽ theo người dùng sang máy mới, tránh việc Amazon thấy account bị đăng nhập trên IP lạ mà “CẨN THẬN QUÁ MỨC” khóa tài khoản của mình lại.

  • Mua bán tài khoản : Thay visa po bị suspend

Đây là một vấn đề bảo mật của Amazon, khi tài khoản của bạn sang 1 máy tính mới, 1 mạng mới mà thay PO-VISA thì Amazon sẽ tạm khóa tài khoản của bạn vì nghi ngờ tài khoản bị đánh cắp, bởi vậy khi mua account mới, bạn hãy nhờ ng bán thay giúp mình thông tin PO-VISA trước khi lấy acc về sử dụng, họ thay bằng máy tạo tài khoản, IP quen thuộc với account thì sẽ an toàn hơn. Ngoài ra, mọi người nên hạn chế thay đổi thông tin này trong quá trình sử dụng, nếu có thay thì thay từng phần 1, đừng thay 1 loạt.

  • Giới hạn số lượng sản phẩm và doanh thu cho tài khoản mới

– Với 1 tài khoản mới tạo lập, trong tuần đầu tiên mọi người không nên bụp sản phẩm và bán hàng ngay mà chỉ nên lòng vòng trong seller central xem mấy cái video hướng dẫn cho người mới, đọc diễn đàn và tìm hiểu xung quanh đó.

– Sau tuần đầu tiên, account mới cũng giới hạn số lượng sản phẩm đăng tải và tăng dần theo tuổi thọ của account (theo tháng) : 300-500-1000-2000-3000,…
– Doanh số cũng tương tự, nên có sự tăng dần chứ ko nên quá đột biến tránh việc Amazon nghi ngờ sự gian lận, trong 3 tháng đầu doanh thu (blance) của tài khoản ko vượt quá $1000. Sau 3 tháng thì cũng chỉ tăng dần lên $2000-$5000
– Không nên dồn quá nhiều doanh số cho 1 acc chỉ nên loanh quanh $5000 trở xuống cho an toàn, nếu có bị hold cũng ko bị mất quá lớn. Nếu bạn muốn làm lớn thì có thể nuôi nhiều tài khoản và chia nhỏ “TRỨNG” ra nhiều giỏ để nuôi.

👉Giai đoạn 2 – Các lỗi phát sinh khi bán hàng

  • Cẩn trọng trong quá trình lựa chọn sản phẩm để bán trên Amazon : Không bán các sản phẩm dính Trademark, Patent, Brand, Copy Right => Không hàng giả hàng nhái. Bạn có thể kiểm tra kỹ lưỡng các sản phẩm mình muốn bán trên các trang website như : trademakia.com / uspto.gov / google.com
  • Bán các sản phẩm thuộc danh mục hạn chế bán : Bạn có thể tìm hiểu về các sản phẩm bị hạn chế qua link dưới đây, một số có thể được bán nếu bạn cung cấp đủ giấy tờ và một số yêu cầu để đăng ký, một số thì bị cấm tuyệt đối nhé 🙂
  • Các lỗi khi bán hàng như : Ship trễ, hàng không giống mô tả, non-ship,… => Bạn nên lựa chọn supplier uy tín để nhập hàng, đôi khi hơn thua có 1 vài $ tiền giá nhập nhưng lại đem về hậu quả khó lường đó.
  • Hạn chế cancel đơn hay điền tracking giả : Sẽ có nhiều lúc bạn không kịp xử lý đơn và phải điền tracking giả, nhưng nên hạn chế tối đa việc này tránh việc Amazon cho rằng mình non-ship, việc cancel đơn cũng vậy, bạn nên để ý tới tỷ lệ hủy đơn ở mức an toàn cho tài khoản của mình.
  • Bán các sản phẩm dễ vỡ, đồ điện tử bị lỗi : Hạn chế bán các sản phẩm này để tránh rủi ro hàng bị vỡ, hàng lỗi mà không thể bảo hành đổi trả, rồi bị ăn quá nhiều feedback xấu mà die tài khoản.
  • Bị đối thủ chơi xấu report, test buy : Với trường hợp này, điều đầu tiên mình hay làm là tạm dừng bán asin tranh chấp để đánh giá vấn đề. Nếu thật sự là lỗi ở mình, mình sẽ đồng thời gửi thư cho Amazon hối lỗi và gửi thư cho người report mình để giải thích vấn đề tranh chấp mong họ bỏ qua. Nếu vấn đề là do đối thủ cố tình chơi xấu mình để cướp asin đang bán tốt của mình. Mình sẽ mail cho Amazon về chi tiết vấn đề, report ngược lại người chơi xấu mình. Tuyệt đối, khi xảy ra vấn đề, mọi người không nên im ỉm đợi account bị suspend rồi mới xử lý thì lúc đó vấn đề đã khó giải quyết hơn rất nhiều rồi. Nên có thái độ cầu thị, sẵn sàng đứng ra nhận trách nhiệm về mình cho mọi vấn đề, và có cách giải quyết hợp lý tới Amazon. Đem lại thái độ hợp tác, ko lẩn tránh.

👉 Giai đoạn 3 – sau bán hàng

  • Xin review một cách lộ liễu và bị khóa tài khoản : Amazon không cho phép bạn chủ động xin feedback của khách hàng nhằm tăng các chỉ số đánh giá của shop, họ sẽ coi đó là hình thức gian lận, tương tự các hình thức mua bán review, feedback. Bởi vậy, nếu lỡ có bị ăn cái review/feedback 1 sao và muốn gỡ gạc điều đó bạn sẽ có thể thực hiện việc tăng feedback của khách hàng bằng 1 số cách như sau :

– Tặng kèm 1 món quà cho khách + 1 thank card đi kèm với gói hàng gửi đi tới khách và xin họ 1 đánh giá trung thực về sản phẩm (khi nhận được quà, họ vui họ sẽ để lại feedback tốt cho mình)
– Nếu có mua feedback để nhanh chóng tăng chỉ số shop thì nên mua số lượng lớn đơn hàng và chỉ để lại số review/feedback vào khoảng 10-20% số lượng đơn hàng (10 đơn để lại 1-2-3 feedback).

– Về lâu về dài thì việc muốn có feedback tốt và tự nhiên nhất của khách hàng không có cách nào khác là bạn nên tối ưu được sản phẩm (tốt) và dịch vụ (ship nhanh) để đạt được sự yêu mến của khách hàng.

  • Return – trả lại hàng quá nhiều :

Trong thời kỳ dịch bệnh đang bùng phát, vấn đề giao hàng đang là nỗi đau đầu với dân Dropship, một đơn hàng bình thường mất 7-20 ngày để giao thì bây giờ cần 45-90 ngày khách mới nhận được hàng. Khách không nhận được hàng thì thả 1 đống feedback xấu, return, claim A to Z khiến seller méo mặt mà xử lý. Trong trường hợp này, bạn nên luôn cố gắng theo dõi tiến trình vận chuyển của đơn hàng, nếu gần tới hẹn giao hàng mà hàng vẫn chưa tới thì nên chủ động nhắn tin báo với khách hàng về sự cố trên, delay thời gian giao hàng. Thường thì khách hàng họ sẽ hiểu mà đợi thêm, tuy nhiên cũng sẽ có những khách hàng khó tính mà không đợi nổi, bạn nên chủ động refund cho khách hàng trước từ 30-50% giá trị đơn hàng để xin lỗi họ vì giao trễ, còn nếu đợi mãi quá lâu, bạn nên chủ động refund họ 100% giá trị đơn hàng kèm với lời xin lỗi chân thành vì ko thể giao đúng hẹn. Như vậy, bạn sẽ có thể hạn chế được việc khách hàng phản hồi xấu hoặc mở return, claim A to Z khiến cho tài khoản của bạn bị ảnh hưởng.

  • Chargeback claim : Khi khách hàng thấy tài khoản ngân hàng của họ bị mất tiền ko rõ lý do và nhận thấy là do mua hàng trên Amazon, họ sẽ kiến nghị tới ngân hàng để lấy lại tiền của mình, ngân hàng sẽ liên hệ với Amazon về khoản tiền này. Mình đã gặp trường hợp này và có 1 bài học nhớ đời về nó (hold $165k) nay cũng muốn chia sẻ để các bạn có thể tránh tối đa vấn đề này :

– Trong trường hợp con cái hoặc người thân họ dùng thẻ của họ để mua hàng, bạn chỉ cần thông báo với Amazon về thông tin giao nhận của đơn hàng, Amazon sẽ thông báo lại với chủ thẻ để xác minh thông tin này.

– Thẻ visa bên mỹ vài năm qua bị hack rất nhiều, các đối tượng tin tặc dùng thẻ của họ để mua hàng trên Amazon nhằm mục đích rửa tiền, biến tiền hack thành tiền số (gift card, BTC,…) hoặc thành hàng hóa có thể tái bán lấy lời. Chiêu trò của họ thường đưa ra những lời mật ngọt muốn chúng ta đổi giá trị đơn hàng thành tiền số hoặc thay đổi thông tin địa chỉ giao hàng tới địa chỉ của bọn chúng với các lý do khá hợp lý như (quà cho bạn tôi, quà cho con gái tôi, chuyển hàng về kho hàng của tôi ở ….). Luật Amazon có đoạn : Nếu người bán thay đổi địa chỉ giao hàng khác với địa chỉ mà Amazon cung cấp, người bán phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho việc giao hàng này. Bởi vậy, dù bất cứ giá nào, bạn cũng chỉ được giao theo đúng địa chỉ Amazon ghi trong đơn hàng của bạn. Nếu có bị claim thì chỉ cần xác nhận mình đã giao hàng đúng địa chỉ là được.

Trên đây là một số lỗi thường gặp và đại đa số người dính khiến tài khoản bị khóa, mình muốn chia sẻ với mọi người để những ai mới có thể biết thêm, để tránh gặp phải.

Chúc mọi người có thể xây dựng bussiness với Amazon bền vững, an toàn. Cứ tiền về túi mới yên tâm được phải ko ah 😄 Rất mong có thể được làm quen, kết bạn giao lưu với những ai yêu thích kinh doanh Amazon giống mình. Cùng chia sẻ kinh nghiệm Thành công & SML với Amazon, chúng ta cùng nhau xây dựng một cộng đồng đoàn kết và bền vững!

Hướng nuôi tài khoản Amazon An toàn & Các lỗi suspend tài khoản cần tránh

Leave a Reply

All in one