Nhiều nhà đầu tư đã bày tỏ sự mong muốn mua lại TikTok từ ByteDance để ứng dụng này không còn thuộc của Trung Quốc, và anh em biết định giá mua lại TikTok là bao nhiêu không? 50 tỷ USD. Mức định giá này được cho là cực kì cao, vì trước đó, SNAP inc là công ty mẹ của Snapchat cũng chỉ được định giá thị trường ở mức 34 tỷ USD.
Để đưa ra con số định giá này, các nhà đầu tư đã lấy doanh thu dự kiến của trong năm 2020 của TikTok là 1 tỷ USD, sau đó nhân với hệ số tăng trưởng là 50. Hệ số tăng trưởng này ở Snap chỉ là 15, điều này cho thấy các nhà đầu tư đánh giá cao tiềm năng phát triển của TikTok như thế nào. Doanh thu của Tiktok đến chủ yếu từ quảng cáo, và dự đoán con số 1 tỷ trong năm 2020 sẽ tăng thành 6 tỷ trong năm 2021.
Bản thân ByteDance có vẻ như cũng muốn bán TikTok để Mỹ không cấm ứng dụng này trước sức ép từ chính phủ Mỹ. Mỹ tin rằng các ứng dụng có dính dáng tới sẽ dính dáng tới các bê bối dữ liệu và an ninh. TikTok không phải là duy nhất, bản thân Huawei cũng bị Mỹ cạch hết lần này tới lần khác. ByteDance tiết lộ rằng đang có nhiều công ty muốn mua lại TikTok, ví dụ như Sequoia hay General Atlantic chẳng hạn.
Để mua, các công ty phải bỏ ra 50 tỷ đô để được CEO Yiming Zhang và nhà sáng lập ByteDance đồng ý bán. Nhiều nguồn tin cho rằng họ đang thảo luận về giá trị của TikTok trên thị trường và con số cuối cùng thậm chí có thể vượt hơn 50 tỷ đô. Tuy nhiên, nếu không được TikTok thì công ty vẫn sẽ có kết hoạch riêng, đó là tự tách khỏi công ty mẹ và chuyển nó đến Mỹ.
Trump muốn cấm hẳn Tiktok tại Mỹ
Tuy nhiên. trong những động thái mới gần đây, Trump đã trực tiếp đưa ra tuyên bố “sẽ cấm hẳn Tiktok xuất hiện trên đất Mỹ”.
Trái với những thông tin đưa ra trước đó, vị Tổng thống này không hề có hứng thú “bắt tay” đàm phán để khiến Tiktok phải bán lại cho một công ty tại Mỹ nhưng thay vào đó, Trump muốn ngay lập tức ký sắc lệnh để cấm hoàn toàn các hoạt động của ứng dụng này. Trump nói rằng ông hoàn toàn có thẩm quyền để thực hiện điều đó thông qua một sắc lệnh hoặc những điều tương tự như vậy.
Không chỉ có những phát ngôn cứng rắn của Trump về các vấn đề liên quan đến Tiktok, chính phủ Ấn Độ trước đó cũng đã thực hiện lệnh cấm Tiktok khi quốc gia này và Trung Quốc diễn ra những xung đột khá gay gắt. Các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin đã khiến Tiktok thời gian vừa qua phải đối mặt với khá nhiều chỉ trích.
Trung Quốc cũng “sẽ không chấp nhận TikTok bị Mỹ cướp đi”
Trung Quốc tuyên bố sẽ trả thù nếu lên kế hoạch đập nhỏ để chiếm lấy TikTok. Hoàn Cầu Thời Báo cũng có một bài viết chia sẻ ý kiến về việc Microsoft cũng như chính quyền tổng thống Trump cố gắng chiếm quyền kiểm soát mạng xã hội Trung Quốc, nhưng trái với lời lẽ cứng rắn như Trung Quốc Nhật Báo, mà thay vào đó cho rằng Trung Quốc “rất hạn chế” trong khả năng bảo vệ những công ty nội địa trước những động thái trả đũa, đơn giản vì Mỹ hiện giờ đang có lợi thế ưu việt về công nghệ và có mối quan hệ chiến lược chặt chẽ với các quốc gia đồng minh, ở đây ám chỉ Canada, New Zealand và Úc, ba trong số 4 thị trường chi nhánh của TikTok mà Microsoft đang nhắm tới việc mua lại.
Nếu nói về việc trả đũa, thì mạnh tay nhất đối với chính phủ Trung Quốc là đưa Apple vào “danh sách đen” hoặc cấm hẳn việc bán những thiết bị do Apple làm ra tại thị trường đại lục, vốn là thị trường lớn nhất của Apple ở thời điểm hiện tại. Còn bản thân Facebook và Google hiện giờ cũng đã bị cấm tại Trung Quốc. Đã từng có thời kỳ, Apple dẫn đầu thị trường smartphone cao cấp tại Trung Quốc, và liên tục mở rộng mạng lưới chuỗi cửa hàng bán lẻ tại đại lục. Nhưng vài năm qua, Apple đã bị Huawei qua mặt về doanh số smartphone cao cấp tại thị trường quê nhà.
Ảnh hưởng đến TikTok Việt Nam?
Tất cả yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến giá trị TikTok tại Việt Nam. Ảnh hưởng đến việc TikTok liệu có tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong nước? Có tiếp tục là kênh marketing tiềm năng cho các nhãn hàng và những cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ? Nhưng dù sao đi nữa, TikTok đang trở thành một kênh marketing cực kỳ mạnh, đặc biệt là đối với giới trẻ thế hệ Z.